Khí quyển Sao Kim

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 07:17, ngày 7 tháng 12 năm 2012 (chú thích). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Khí quyển Sao Kim
Cloud structure in Venus' atmosphere, revealed by ultraviolet observations. The characteristic V-shape of the clouds is due to the higher wind speed around the equator.
Cloud structure in Venus' atmosphere, revealed by ultraviolet observations. The characteristic V-shape of the clouds is due to the higher wind speed around the equator.

Cấu trúc các đám mây trên Sao Kim,
hình chụp tia tử ngoại.

Thông tin tổng hợp[1]
cao 250 km
Khí áp trung bình
tại bề mặt Sao Kim
(92 bar) 9,2 MPa
Khối lượng 4,8 × 1020 kg
Thành phần[1][2]
Carbon dioxide 96,5%
Nitrogen 3,5%
Sulfur dioxide 150 ppm
Argon 70 ppm
Water vapor 20 ppm
Carbon monoxide 17 ppm
Helium 12 ppm
Neon 7 ppm
Clorua hiđrô 0,1–0.6 ppm
Hydrogen fluoride 0,001–0,005 ppm

Khí quyển Sao Kim là lớp các chất khí và các hạt chất lỏngchất rắn bao bọc hành tinh này. So với khí quyển Trái Đất, nó có áp suất lớn hơn nhiều, đậm đặc và vươn lên các tầng cao. Luôn có mây mù dày đặc trên Sao Kim, che khuất bề mặt khỏi các quan sát quang học từ bên ngoài.

Sao Kim có một bầu khí quyển rất đặc với 96% thán khí (cacbon điôxít), 3% đạm khí (nitơ) và các loại axít khác nhau. Áp suất khí quyển của Sao Kim cao hơn 90 lần áp suất khí quyển tại mặt biển của Trái Đất. Sao Kim hấp thụ nhiệt mà không bức xạ được nhiệt ra ngoài không gian vì bầu khí quyển có quá nhiều thán khí. (Đây là một hiện tượng mà rất nhiều nhà khoa học sợ là sẽ xẩy ra cho Trái Đất nếu các kỹ nghệ trên thế giới tiếp tục thải thán khí vào bầu khí quyển. Xin xem Hiệu ứng nhà kính) Nhiệt độ bề mặt của Sao Kim, do đó, rất cao – nóng hơn Sao Thủy mặc dù Sao Kim cách xa Mặt Trời gấp đôi Sao Thủy và rất ít ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng vào bề mặt của Sao Kim.

Một hậu quả của các chất hóa học nặng trong không khí là những lớp mây dầy đặc che kín hành tinh này. Mây của Sao Kim chứa những hạt chất lỏng nhỏ li ti; nhưng thay vì những hạt nước như tại Trái Đất, đây là những hạt axít. Những lớp mây này phản chiếu đa số ánh sáng Mặt Trời và khiến cho Sao Kim trở thành một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời (sao Kim có thể nhìn thấy bằng mắt thường kể cả ngay sau khi Mặt Trời mọc). Nếu không có những lớp mây này, nhiệt độ của Sao Kim, dù đã quá nóng, sẽ còn nóng hơn nữa vì sẽ không có gì ngăn cản ánh sáng Mặt Trời.

Gió trong các lớp mây của Sao Kim có thể đạt đến 350 km/h nhưng tại bề mặt chỉ vài km/h. Tuy nhiên, với một lượng axít cao, gió trên bề mặt Sao Kim có thể ăn mòn các vật cản trở một cách dễ dàng – một trong những lý do tại sao máy móc gửi lên từ Trái Đất không thể tồn tại lâu.

Mặc dù khí quyển này rất nóng và cao áp, tại độ cao chừng 50 km đến 65 km so với bề mặt, nhiệt độáp suất hạ xuống đến các giá trị tương đương với bề mặt Trái Đất, khiến cho các vùng khí quyển trên cao này là nơi giống Trái Đất nhất trong hệ Mặt Trời. Đây là khu vực được coi là có thể khai thác để thám hiểm và sinh sống bởi con người trên Sao Kim [3].

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b Basilevsky, Alexandr T. (2003). “The surface of Venus” (abstract page). Rep. Prog. Phys. 66: 1699–1734. doi:10.1088/0034-4885/66/10/R04. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  2. ^ Bertaux, Jean-Loup (2007). “A warm layer in Venus' cryosphere and high-altitude measurements of HF, HCl, H2O and HDO”. Nature. 450: 646–649. doi:10.1038/nature05974. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  3. ^ Colonization of Venus (pdf), Geoffrey A. Landis, Conference on Human Space Exploration, Space Technology & Applications International Forum, Albuquerque NM, Feb. 2-6 2003.

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt