Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)

Gặp nhau cuối năm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do 27.3.65.253 (thảo luận) sửa đổi vào lúc 04:34, ngày 15 tháng 12 năm 2021 (Sửa về như cũ). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm

Gặp nhau cuối năm
Tên khácTáo Quân (2003 - 2019 và 2021 - nay)
Thể loạiHài kịch
Chỉ đạo nghệ thuậtĐỗ Thanh Hải
Dẫn chương trìnhThảo Vân
Diễn viên
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Số tậpPhiên bản Táo Quân: 18
Phiên bản mới: 1
Sản xuất
Thời lượng90 - 150 phút (bản truyền hình)
90 - 240 phút (bản phát hành gốc của VTV)
Đơn vị sản xuấtTrung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV
QPVN
TĐN (2003)
DRT (2003)
K+NS (nay là K+Life)
Định dạng hình ảnhSDTV 576i (2003 - 2013)
HDTV 720p (2014)
HDTV 720p (1080i upscale) (2015)
HDTV 1080i (2016 - nay)
4K (1080i downscale)
Phát sóng31 tháng 1 năm 2003 (2003-01-31) – nay

Gặp nhau cuối năm là một chương trình hài kịch chính luận[1] được thực hiện bởi Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình được phát sóng vào lúc 20h00 ngày Tất niên âm lịch hằng năm trên tất cả các kênh quảng bá của Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 2003. Chương trình hiện nay đã và đang được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, được đông đảo khán giả yêu thích và được coi là món ăn tinh thần truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán.

Lịch sử

Gặp nhau cuối năm được Hãng Phim Truyền Hình Việt Nam (nay là Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam) bắt đầu sản xuất từ năm 2003. Chương trình ban đầu là số đặc biệt của chương trình hài nổi tiếng Gặp nhau cuối tuần. Ban đầu, Táo Quân chỉ là 1 tiểu phẩm của chương trình. Từ năm 2006 đến 2019 và từ năm 2021 đến nay, toàn bộ nội dung của Gặp nhau cuối nămTáo Quân. Năm 2007, chương trình Gặp nhau cuối năm vẫn tiếp tục sản xuất sau khi Gặp nhau cuối tuần kết thúc.

Năm 2003, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng và Đài Truyền hình Đà Nẵng tiếp sóng chương trình này và đây cũng là năm cuối cùng mà cả 2 đài ở Đà Nẵng cùng tiếp sóng các chương trình đón Giao Thừa đặc biệt của VTV, (năm 2002 là năm đầu tiên cả hai Đài của Đà Nẵng thực hiện việc tiếp sóng các Chương Trình đón Giao Thừa đặc biệt của VTV).

Năm 2020, phiên bản Gặp nhau cuối năm: Làng Vũ Đại thời hội nhập được phát sóng, ở đó không có Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu mà là những nhân vật bước ra từ các tác phẩm văn học nổi tiếng. Phiên bản này chỉ sản xuất và phát sóng trong năm 2020.

Năm 2021, VTVVFC chính thức xác nhận việc phiên bản Gặp nhau cuối năm - Táo Quân phát sóng trở lại vào năm 2021.[2]

Nội dung

Gặp nhau cuối năm - Táo Quân (2003 - 2019, 2021 - nay)

Dựa theo truyền thuyết Táo quân về trời, thông qua buổi chầu, nơi các Táo báo cáo với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm được trong suốt 1 năm qua, Gặp nhau cuối năm tập trung vào phán ảnh, thảo luận, đả kích những vấn đề nóng bỏng, nổi cộm trong năm vừa qua, thuộc các lĩnh vực trong đời sống như xã hội, kinh tế, văn hóa, giao thông, y tế, thể thao, khoa học kĩ thuật... một cách hài hước (không bao gồm chính trị, tôn giáo, quốc phòng, an ninh). Cách thể hiện là sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật như tấu nói, hài kịch xen lẫn với các điệu dân ca cải lương, chèo và nhiều bài nhạc chế.

Các định dạng của chương trình thay đổi trong một số năm, chúng thường được phỏng theo 1 chương trình truyền hình nào đó. Trong năm 2009, Hoa Táo, một cuộc thi sắc đẹp cho các Táo đã được mô phỏng từ cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Năm 2011, chương trình đã được đặt tên là Táo Idol, dựa theo format của chương trình Thần tượng Âm nhạc Việt Nam, đến cuối vở diễn lại có sự xuất hiện của chương trình Thiên Đình Next Top Táo (dựa trên chương trình Vietnam's Next Top Model) Năm 2013, chương trình dựa theo format của Giọng hát Việt với 4 chiếc ghế nên chỉ có 4 Táo lên chầu cho phù hợp. Đến năm 2015, tiếp tục có trò chơi truyền hình Ai là trợ lý, được dựng lại dựa trên định dạng của chương trình Ai là triệu phú; cuối vở diễn có sự xuất hiện của chương trình hài kịch Ơn giời, cậu đây rồi!, được dựng thành Ơn giời, Táo đây rồi!. Năm 2016, Vòng quay tham nhũng, cuộc thi tìm ra những Táo tham nhũng đã được thực hiện dựa trên trò chơi Chiếc nón kỳ diệu. Năm 2018, kỷ niệm 15 năm Táo Quân được phát sóng, có 6 Táo lên chầu nhưng phần báo cáo đã được bỏ, thay vào đó là phần thi catwalk và trò chơi Giành ghế để giành danh hiệu "Tinh hoa đệ nhất Táo".

Gặp nhau cuối năm (2020)

Tập tin:Dàn nghệ sĩ Gặp nhau cuối năm 2020.png
Dàn nghệ sĩ Gặp nhau cuối năm (2020).

Với một format hoàn toàn mới, Gặp nhau cuối năm được hứa hẹn mang đến cho khán giả nhiều bất ngờ thú vị cũng những tiếng cười hài hước mà không kém phần ý nghĩa

Gặp nhau cuối năm 2020 dẫn dắt khán giả đến với câu chuyện của làng Vũ Đại thời hội nhập. Ở đó, dân làng là những nhân vật quen thuộc bước ra từ các tác phẩm văn học nổi tiếng, hay điển tích sân khấu như lão Hạc, Thị Màu, Thị Nở, Chí Phèo, Xuân "tóc đỏ", bà Phó Đoan, Mõ... Họ mong muốn phát triển du lịch để làm kinh tế, thay đổi diện mạo cuộc sống, con người ở làng quê… Gặp nhau cuối năm 2020 không "tổng kết" một năm qua với những vấn đề nóng của xã hội như Táo Quân mà chỉ "đá qua" một cách nhẹ nhàng một số vấn đề dân sinh như: nước sinh hoạt nhiễm bẩn, bụi mịn, chậm tiến độ thi công đường sắt trên cao, thịt heo tăng giá... Phần xuất hiện của "ông hoàng truyền thông" gợi nhắc đến hình ảnh của bà Nguyễn Thị Tân, chủ nhân kênh Bà Tân Vlog, cũng như đề cập đến những vấn đề từ chiêu trò bán hàng online, đến truyền thông bẩn "sốc - sex - sến"…[3]

Những nhân vật trong phiên bản mới của Gặp nhau cuối năm vẫn do những gương mặt nghệ sĩ quen thuộc thể hiện như Nghệ sĩ Quốc Khánh, Chí Trung, Tự Long, Quang Thắng, Xuân Bắc,... Ngoài ra còn có sự góp mặt của nghệ sĩ Thanh Thanh HiềnXuân Hinh.

Ghi hình

Ban đầu, Gặp nhau cuối năm được trình diễn để phục vụ cộng đồng tại sân khấu vào 2 hoặc 3 ngày trong tháng Chạp âm lịch. Từ năm 2003, Gặp nhau cuối năm được phát sóng thường niên trên các kênh truyền hình của VTV vào ngày Tất niên âm lịch. Trong các năm 2003 - 2005 và 2007, VFC tổ chức ghi hình chương trình Táo Quân tại trường quay S9 (nay là S15) - Đài Truyền hình Việt Nam và cho tới năm 2008, Nhà hát Kim Mã được chọn làm địa điểm ghi hình Táo Quân xuân Mậu Tý; trong các năm 2006, 2009 - 2014, 2018, 2019 và 2021 thì tổ chức chương trình và ghi hình tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Năm 2015 và 2017, Táo Quân được ghi hình tại trường quay S14 - Đài Truyền hình Việt Nam. Năm 2016, Táo Quân xuân Bính Thân được ghi hình tại trường quay S15 của VTV, riêng năm 2020, Gặp nhau cuối năm ghi hình tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ.

Ngày 28 tháng 1 năm 2021, ê-kíp sản xuất Táo Quân 2021 đưa ra quyết định rằng chương trình sẽ ghi hình không có khán giả trong đêm diễn cuối cùng do ảnh hưởng phức tạp của đại dịch COVID-19 tại Hải DươngQuảng Ninh.[4] Tuy nhiên, chương trình vẫn sẽ được biên tập lại và phát sóng vào 20h00 tối 30 Tết (tức ngày 11/2/2021) trên tất cả các kênh sóng của VTV và được tiếp sóng trên Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN) và K+NS (nay là K+Life).

Danh sách các nghệ sĩ tham gia Gặp nhau cuối năm

Diễn viên / Nghệ sĩ / Người dẫn chương trình Vai
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Thảo Vân Người dẫn chương trình
NSƯT Quốc Khánh - Ngọc Hoàng Lão Hạc Ngọc Hoàng[5]
NSƯT Xuân Bắc Nam Tào Xuân Tóc Đỏ Nam Tào
NSND Công Lý Bắc Đẩu - Bắc Đẩu
NSƯT Quang Thắng Táo Quân Táo Quốc lộ Táo Giáo dục Táo Giao thông Táo Quy hoạch Táo Kinh tế Táo Tiền vàng Táo Kinh tế Táo Hoả Táo Kinh tế Táo Kinh - Công Táo Kinh tế Táo Kinh tế
NSND Tự Long Vai phụ Táo Hải sản Nàng Dae Jang-geum Táo Thể thao Vai phụ Táo Thoát nước Táo Giáo dục Táo Văn hoá - Xã hội Táo Thể thao Thổ địa Táo Giao thông Táo Mộc Táo Tinh thần Táo Môi trường Táo Xã hội Táo Giao thông Táo Xã hội
Vân Dung Táo Xã hội Táo Dược phẩm Táo Y tế Táo Kinh tế Đệ tử táo Báo chí Táo Tiêu dùng Táo Cộng đồng Táo Điện lực Táo Y tế Táo Dân sinh Táo Y tế Táo Thuỷ Táo Giáo dục Táo Y tế Táo Xã hội Thị Mầu Táo Y tế
NSƯT Chí Trung - Táo Giao thông Táo Xây dựng Táo Quan chức Táo Giao thông Táo Điện lực Táo Thổ Táo Xã hội Táo Công chức Táo Quy hoạch Táo Giáo dục Ông hoàng truyền thông Táo Giáo dục
Đỗ Duy Nam - Vai phụ - Vai phụ Con của Táo Hưu trí Phó Thiên Lôi Đệ tử của Ông hoàng truyền thông Tinh tú trẻ
Mạnh Dũng - Vai phụ Thiên Lôi Ông của Xuân Tóc Đỏ Tinh tú trẻ
Hà Trung - Vai phụ Phó Thiên Lôi Đệ tử của Ông hoàng truyền thông Tinh tú trẻ
Việt Bắc - Vai phụ - Thiên Lôi - Vai phụ
NSƯT Tiến Minh - Thiên Lôi - Thiên Lôi
Lâm Vỹ Dạ - Bắc Đẩu người máy
Mạnh Hưng - Vai phụ
Quang Đăng - Vũ công
NSƯT Xuân Hinh - Chí Phèo -
NSƯT Thanh Thanh Hiền - Phó Đoan -
Phương Linh - Ca sĩ -
NSND Lan Hương - Bà của Táo Giao Thông -
Ngọc Khuê - Ca sĩ -
Bảo Trâm Ca sĩ -
Phạm Thùy Dung - Ca sĩ - Ca sĩ -
NSND Minh Hằng - Mama Chuê Táo Đầu tư Táo Văn hoá - Táo Điện lực - Táo Giáo dục Táo Văn thể - Táo Kim - Táo Môi trường -
NSƯT Minh Vượng - Vai phụ Vai phụ Táo Kinh tế Táo Cơ chế Táo Đời sống - Táo Hưu trí -
Minh Quân - Thiên Lôi/ Ca sĩ - Trợ lý Thiên Lôi/ Ca sĩ Trợ lý Thiên Lôi/ Ca sĩ - Trợ lý Thiên Lôi/ Ca sĩ -
Mỹ Dung - Ca sĩ - Ca sĩ - Ca sĩ - Ca sĩ -
Quân Anh - Vai phụ Thiên Lôi -
Minh Tít - Vai phụ Thiên Lôi -
Bé Bi Béo - Vai phụ -
Bé Minh Bủm - Vai phụ -
NSƯT Đức Hùng - Cháu của Bắc Đẩu -
Việt Dũng - Thiên Lôi -
Tùng Dương - Ca sĩ - Ca sĩ - Ca sĩ -
Bình Minh - Thiên Lôi -
Tuấn Hưng - Thiên Lôi/ Ca sĩ -
Việt Hương - Trưởng phòng Ơn giời -
Chí Tài - Trưởng phòng Ơn giời -
Thành Trung - Táo Y tế Táo Nông dân Táo Quy hoạch Người nhà Thiên Lôi (Táo "dân") Táo Điện lực Vai phụ -
Lý Chí Huy - Vai phụ -
Anh Đức - Vai phụ -
Hồ Liên - Táo Giáo dục -
Diễm Hương - Táo Văn hoá -
NSND Quốc Anh - Vai phụ -
Quốc Quân - Táo Giáo dục - Vai phụ - Vai phụ -
Bình Trọng - Thiên Lôi - Thiên Lôi Thiên Lôi - Thiên Lôi Vai phụ -
Hiệp Gà - Vai phụ - Táo Blog - Gia Cát Dự Táo Quy hoạch -
Phan Anh - MC chương trình -
NSƯT Đức Khuê - Táo Dân sinh -
NSƯT Đức Hải - Táo Thực phẩm -
Anh Tuấn - Táo Y tế -
Bá Anh - Táo Giáo dục Táo Kinh tế -
Chiến Thắng - Vai phụ -
Hải Anh - Vai phụ -
Thế Anh - Thiên Lôi -
NSƯT Phạm Bằng - Táo Văn nghệ Táo Tài nguyên -
NSƯT Văn Hiệp - Vai phụ Táo Công nghiệp -
NSƯT Tiến Quang Tiên nam - Vai phụ -
Hoàng Sơn - Vai phụ -
Mai Sơn - Vai phụ -
Viết Thái - Vai phụ -
Tạ Am - Vai phụ -
Nhật Cường - Vai phụ -
NSƯT Thùy Liên - Vai phụ -
Giang Còi Tiên nam - Vai phụ -
NSƯT Phú Đôn Tiên nam Thiên Lôi -
NSND Quốc Trượng Ngọc Hoàng -
NSƯT Thu Hương Táo Văn nghệ -

Kiểm duyệt nội dung và phát hành

  • Trong năm 2009, màn trình diễn của Táo Điện lực với bài hát "Đã lâu rồi" và bài hát xẩm (nhằm mục đích đề nghị chính phủ hỗ trợ tài chính) đã bị kiểm duyệt. Bài hát "Đã lâu rồi" đã bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi chương trình phát sóng và tiết mục hát xẩm được thay lời. Cũng trong năm 2009, đoạn lời của 1 bài hát khác (cũng về việc đề nghị Chính phủ hỗ trợ tài chính[cần dẫn nguồn]) là "Lụt từ ngã tư đường phố" thực hiện bởi Táo Thoát nước cũng được xóa khỏi bản phát sóng trên truyền hình. Tuy nhiên tất cả các bản biểu diễn chưa cắt từ năm 2009 đều bị rò rỉ trên Internet trong thời gian qua.
  • Chương trình Táo Quân các năm 2007, 20152017 đã bị loại khỏi hoàn toàn trên trang YouTube của VTV khi được tin là đã vi phạm quyền đăng ký từ Hoa Kỳ, bản quyềnkiểm duyệt của YouTube, nhưng VTV đã tải lên bản năm 2007 vào kho video của VTV Go nhưng nhạc nền bị thay đổi thành nhạc nền của chương trình Gala Cười 2017, và bản năm 2017 vào kho video của VTV Giải Trí. Các bản Táo Quân của năm 2015 đều bị rò rỉ trên mạng Internet trong thời gian gần đây.[cần dẫn nguồn]
  • Từ năm 2010, chương trình đã được phát hành trên đĩa DVD 1 tuần trước ngày Tết Nguyên Đán[6]. Các phiên bản trên DVD thường có thời lượng khoảng 3 giờ, dài hơn so với phiên bản được phát trên truyền hình (được biên tập và phát sóng trong 2 giờ).
  • Trong năm 2013, VFC & VTV đã yêu cầu biên tập, chỉnh sửa chương trình do có một số nội dung không phù hợp. Do đó, việc sản xuất đĩa DVD đã bị trì hoãn và phát hành đến 4 ngày sau ngày phát hành dự kiến.
  • Đến năm 2014, Gặp nhau cuối năm ngừng phát hành DVD. Phiên bản trực tuyến được phát hành sau khi chương trình trên truyền hình kết thúc.
  • Năm 2018, VTV chính thức tải lên bản đầy đủ của Gặp nhau cuối năm sau ngày 15 tháng 2 năm 2018 trên VTV Giải trí và đã đăng ký bản quyền chương trình này tại Hoa Kỳ. Từ đó, Gặp nhau cuối năm không còn được phát hành trên YouTubeFacebook. Tuy nhiên có rất nhiều kênh YouTube giả mạo đã tải lên bản đầy đủ để phát hành trên YouTube, thậm chí có kênh livestream chương trình cùng lúc với VTV.
  • Năm 2021, VTV đưa Táo Quân lên nền tảng YouTube qua kênh YouTube VTV News để phục vụ kiều bào ở nước ngoài. Chương trình sẽ được phát hành song song với sóng truyền hình ở trong nước [7]

Tranh cãi, phê bình

  • Năm 2015 có thể được coi là năm gây thất vọng nhất của Táo Quân vì đã bỏ qua những vấn đề nóng hổi như việc tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, cùng những sự thay đổi chung chung (các Táo được phân chia theo ngũ hành thay vì những lĩnh vực riêng biệt) khiến cho các Táo mất đi cá tính của mình. Bên cạnh đó là việc quảng cáo quá lố và lời thoại lan man... Việc Táo Quân 2015 bị chê trách đã khiến cho các nghệ sĩ trong chương trình lên tiếng, đặc biệt là nghệ sĩ Xuân Bắc (thủ vai Nam Tào) với dòng trạng thái trên Facebook cá nhân nhận được sự quan tâm đông đảo từ cư dân mạng.
  • Năm 2020, format mới của Gặp nhau cuối năm sau khi phát sóng đã hứng chịu không ít lời phê bình từ khán giả. Nhiều ý kiến cho rằng chất lượng kịch bản chưa xứng tầm với một chương trình phát trên sóng giờ vàng đêm giao thừa với hàng chục triệu khán giả theo dõi. Nhiều khán giả đã chê format mới của Gặp nhau cuối năm không thể thay thế được Táo Quân vì nhiều khán giả đã quá quen với lối diễn là các Táo lên chầu báo cáo với Ngọc Hoàng. Cụ thể nhiều khán giả đã bình luận: "Hay, nhưng vẫn muốn xem "Táo Quân" hơn", "Bị cái bóng của Táo Quân nhấn chìm rồi", "Mới lạ nhưng không thể hay bằng Táo Quân", "Cảm giác chỉ là xem hài chứ không phải háo hức đón giao thừa nữa rồi! Mong năm sau lại có Táo Quân"...[8] Thậm chí nhiều câu thoại trong chương trình còn mang tính tục tĩu, phản cảm hay mang hơi hướng tiêu cực như câu thoại nói về "trộm, cướp, giết, hiếp".[9] Ngoài ra, những chi tiết như ông hoàng truyền thông bàn kế gây sốc với lão Hạc là làm "bả chó siêu to siêu khổng lồ" để "cộng đồng mạng nó hốc hết ngay"… hay Thị Mầu hỉ hả khoe khả năng "có con ngoài giá thú" khiến nhiều khán giả ngán ngẩm vì cách chọc cười kém duyên. Đoạn kết của chương trình có thể coi là một điểm sáng "kéo lại". Người dân làng nhận ra rằng không thể phá cổng làng, đó cũng là thông điệp mà ê-kíp muốn chuyển tải: không thể đánh đổi giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa để chạy theo kinh tế. Một khán giả đã nhận xét mô-típ của Gặp nhau cuối năm năm 2020 "cứ na ná với một Vlog rất nổi tiếng bây giờ (ám chỉ 1977 Vlog), trong đó cũng có những nhân vật như lão Hạc, Chí Phèo, Thị Nở…, nhưng câu chuyện lại không sâu sắc, dí dỏm bằng". Vì vậy khán giả mong muốn Táo Quân sẽ trở lại.[10]

Tỷ suất người xem

Năm thứ 14 (2016), Gặp nhau cuối năm có tỷ suất người xem là 7,11% tại Hà Nội và 0,99% tại TP. HCM, theo Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông.

Sang năm thứ 15 (2017), dù bị chê là gây thất vọng, nội dung nhạt nhẽo và lạm dụng quá nhiều quảng cáo, tỷ suất của chương trình này vẫn tăng mạnh, lên tới 12,69% tại Hà Nội và 1,81% tại TP. HCM, tỉ lệ chia sẻ trên 4 tuổi lần lượt là 33,82% và 7,91%.

Các phiên bản khác

Phiên bản Gala Cười

Sau khi Gặp nhau cuối tuần kết thúc, ngoài phiên bản Táo Quân mỗi dịp Tất niên âm lịch, Gala Cười vẫn tiếp tục được sản xuất cùng Gặp nhau cuối năm ngày 30 tháng 12. Tuy nhiên sau chương trình năm 2007, phiên bản này cũng đã ngừng sản xuất. Đồng thời, Gala Cười sau đó đã thay đổi format và lịch phát sóng.

Táo Quân vi hành

Một phiên bản Táo Quân khác được VFC thực hiện tại Cộng hòa Séc vào tháng 9 năm 2019 có tên Táo Quân vi hành đã được phát sóng vào lúc 21:00 ngày 17 tháng 1 năm 2020 tức dịp 23 tháng Chạp năm Kỷ Hợi trên sóng VTV3, và trên ứng dụng VTV Giải trí,[11] Đồng thời chương trình được phát lại trên VTV3, VTV4, VTV6 và VTV9 từ 23/1/2020 (29 tết) đến 27/1/2020 (mùng 3 tết).

Trước đó ê-kíp Táo Quân cũng đã từng thực hiện chương trình tương tự tại Berlin vào năm 2010, tuy nhiên chỉ dưới dạng biểu diễn và không được phát chính thức trên truyền hình.

Tại lễ trao giải VTV Awards 2020

Một hoạt cảnh dựa trên phiên bản Táo Quân đã được thực hiện tại lễ trao giải VTV Awards 2020 với chủ đề "Dấu ấn 50 năm" diễn ra vào ngày 5 tháng 9 năm 2020 tại Đài Truyền hình Việt Nam.[12]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Táo Quân 2018: Tiếng cười sâu cay còn sót lại sao vẫn bị chê nhạt?”. Zing.vn.
  2. ^ “CHÍNH THỨC: Táo quân trở lại!”. 11 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ “gặp nhau cuối năm 2020 mới lạ”.
  4. ^ "Táo quân" đêm diễn cuối không ghi hình vì diễn biến phức tạp của COVID-19”. VTV.vn. 28 tháng 01 năm 2021. Truy cập 28 tháng 01 năm 2021.
  5. ^ Hương Chi (14 tháng 1 năm 2021). “Lộ diện người đóng vai Ngọc Hoàng của Táo quân 2021”. VTV News. Truy cập 14 tháng 1 năm 2021.
  6. ^ “Sẽ phát hành đĩa Gặp nhau cuối năm”.
  7. ^ “VTV, YouTube bắt tay đưa 'Táo Quân' đến với kiều bào nước ngoài dịp Tết”. Báo Thanh Niên. ngày 5 tháng 2 năm 2021.
  8. ^ 'Gặp nhau cuối năm' để lại nhiều tiếc nuối”.
  9. ^ “Khán giả chê Gặp nhau cuối năm 2020 không thể thay thế Táo Quân”.
  10. ^ 'Gặp nhau cuối năm' bị chê nhạt và nhảm”.
  11. ^ “Đừng bỏ lỡ "Táo Quân vi hành" trên sóng VTV3 tối 23 Tết Canh Tý”. 31 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2020.
  12. ^ “Lễ trao giải VTV Awards - Dấu ấn 50 năm: Táo quân trở lại, kỷ lục mới với 50 MC cùng xuất hiện”. 18 tháng 8 năm 2020.