Lạp đạm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do InternetArchiveBot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 16:27, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (Đã cứu 0 nguồn và đánh dấu 1 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Những loại lạp thể.
Những loại lạp thể.
Những loại lạp thể.

Lạp đạm (tiếng Anh: proteinoplast, đôi khi còn gọi là proteoplast, aleuroplastaleuronaplast) là bào quan chuyên hóa chỉ tìm thấy trong tế bào thực vật. Lạp đạm thuộc một nhóm bào quan rộng lớn gọi là lạp thể, cụ thể do thiếu đi những phân tử sắc tố nên chúng nằm trong nhánh vô sắc lạp. Lạp đạm chứa đựng trong mình những tinh thể protein và cũng có thể là nơi xảy ra những hoạt động của enzyme có liên quan đến các protein đó. Lạp đạm được tìm thấy trong nhiều loại hạt, như hạt dẻ Brasil, đậu phộng và những loại đậu khác. Mặc dù tất cả lạp thể đều chứa một nồng độ protein cao, nhưng người ta vẫn phát hiện ra lạp đạm, vào những năm 1960 và 1970. Nguyên nhân do chúng có một thể vùi protein lớn, dễ dàng quan sát với cả kính hiển vi quang họckính hiển vi điện tử.

Một cuốn sách viết năm 2007 cho biết rằng không có một nghiên cứu khoa học nào công bố 25 năm trước đây khảo sát về lạp đạm.[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Wise, Robert (2007). “1”. The Diversity of Plastid Form and Function (PDF). Springer.[liên kết hỏng]